Đầu khóa Double K
ĐẦU KHÓA DOUBLE K ĐA DỤNG
I. Một niềm hy vọng từ bản thân
Đầu khóa Doulbe K là một biểu tượng đặc biệt của Khoaleather, nó được sáng tạo từ 2 chữ K.
Như các bạn đã biết ý nghĩa K của Khoaleather chính là “cây kéo“.
Tượng trưng cho sự sáng tạo và chuẩn mực kỹ thuật mà chúng tôi luôn muốn hướng tới.
Biểu tượng Double K (2 cây kéo đan xen lại với nhau). Chính là niềm mong mỏi của chúng tôi về sự phát triển thịnh vượng và đoàn kết của tất cả những người theo nghiệp đồ da này.
Ý tưởng từ 2 cây kéo
Việt Nam chúng ta từ sau 1975 đến nay chủ yếu là làm gia công cho các nước ngoài.
Tức là chỉ ở mức độ bán sức lao động, chứ chưa hề có một cái gì riêng cả.
Dù rằng vẫn có một vài thương hiệu trong nước như Vina Giầy, Hồng Thạnh, …
Tuy nhiên mới chỉ loanh quanh trong nước, chưa thực sự mạnh để có tiếng trên thế giới như các hãng thời trang da Hermes, LV, Gucci, … dù rằng nghề da đến với Việt Nam từ rất sớm.
II. Lịch sử ngành da Việt
Nhân đây xin được nói sơ qua về lịch sử nghề da của Việt Nam ta.
DỰC BẢO TRUNG HƯNG TÔN THẦN
Đây là danh hiệu mà vua Khải Định sắc phong cho 3 vị tổ sư ngành da.
Ba ngài bao gồm:
– Phạm Qúy Công tự Đức Chính.
– Nguyễn Qúy Công tự Sĩ Bân.
– Phạm Qúy Công tự Thuần Chinh.
Ảnh Internet
Ba ngài cùng là con nhà quý tộc, học chung trường và kết làm tri kỷ với nhau.
Do thấy hoàn cảnh thiếu thốn, cực khổ của dân ta lúc bấy giờ nên các ngài bàn nhau tìm một ngành nghề mới.
Chủ yếu để dân ta dựa vào ngành nghề đó làm ra của cải hằng ngày, mới đem lại cơm no áo ấm.
Các ngài đang ước nguyện như vậy thì dịp may hiếm có bổng nhiên đến.
Mùa hạ năm Đinh Mùi có nhóm thổ dân ở bên Trung Quốc, gần ranh giới, nổi loạn tràn sang nước ta, cướp của giết người.
Vua Lê Thánh Tôn cho người đi sứ sang Trung Quốc để báo về việc dẫn binh dẹp thổ dân. Tránh cảnh hiểu lầm, dẫn đến bất hòa 2 nước.
Ba ngài cùng nhau đi sứ với cụ tiến sĩ Nguyễn Thời Trung sang Trung Quốc.
Đến Trung Quốc ba ngài đã tìm hiểu rất nhiều nghề và nhất trí chọn nghề da và làm hài hia, giày dép của nhà họ Lũ.
Các ngài kiên trì tận tụy nghiên cứu, theo dõi, bắt chước và khéo tinh ý thâu lượm được cách thức làm nghề.
Và tự mua nguyên liệu về thực hành làm hài hia, giày dép.
Khi về đến nước nhà, các ngài liền đem hài hia giày dép ấy dâng lên vua Lê Thánh Tôn.
Nhà vua xem xong liền hạ chiếu chỉ ban khen bổ nhiệm Ba ngài vào Bộ Quốc giám.
Đến thời nhà Nguyễn, vua Khải Định sắc phong các ngài là DỰC BẢO TRUNG HƯNG TÔN THẦN.
Vua Khải Định đi hia màu đen thêu hình rồng bằng kim tuyến (ảnh Internet)
III. Học hỏi từ những vị tiền bối
Các vị tổ sư đã có công học hỏi, nghiên cứu và truyền lại cho nhiều thế hệ sau.
Bằng sự thông minh, khéo léo và lòng yêu nước thương dân.
Vậy nên các thế hệ sau không nên làm vong linh của các ngài thất vọng.
Vì thế tôi tin rằng với óc sáng tạo, tinh thần cầu thị của người dân Việt Nam chúng ta.
Hoàn toàn có cơ sở trong tương lai không xa, nếu chúng ta thực sự biết đoàn kết sẽ tạo nên được những tên tuổi thương hiệu lớn. Chất lượng tốt không thua kém gì các hãng thời trang nước ngoài.
Đầu khóa Double K cùng sánh vai với những thương hiệu nổi tiếng khác.
Tất cả những hy vọng đó tôi đã đưa vào biểu tượng đoàn kết của 2 chiếc kéo trên đầu khóa Double K này.
Mong rằng nếu ai hiểu được ý nghĩa biểu tượng này, sẽ biết rằng những người thợ làm da Việt Nam luôn mong muốn làm rạng danh nghề da mà cha ông đã để lại.